Lịch sử Tiên Lữ

Thế kỷ thứ X, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dừng chân tại nơi đây và sau này có hai xã được đặt tên: Ngô Quyền, thị trấn Vương. Thời Tiền Lê nằm trong Khoái Lộ. Thời nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, thuộc lộ Khoái Châu. Đời Trần Thái Tông (năm Nhâm Tý 1252) gọi là huyện Tiên Hoa thuộc phủ Khoái Châu. Thời Hậu Lê gọi là huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) là huyện Tiên Lữ thuộc Sơn Nam.

Năm Cảnh Hưng thứ hai (1741) huyện Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu vùng Sơn Nam Thượng. Thời Nguyễn năm 1831, tỉnh Hưng Yên được thành lập, huyện Tiên Lữ thuộc phủ Tiên Hưng. Năm 1890, thành lập tỉnh Thái Bình, huyện Thần Khê chuyển về tỉnh Thái Bình, phủ Tiên Hưng còn lại 4 huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Duyên Hà, Hưng Nhân. Năm Thành Thái thứ 6 (1894) chuyển huyện Tiên Lữ, Phù Cừ về phủ Khoái Châu. Năm 1947 huyện Văn Giang (Bắc Ninh) chuyển về Hưng Yên, lúc này huyện Tiên Lữ là một trong 9 huyện của tỉnh Hưng Yên.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân huyện Tiên Lữ đã huy động toàn bộ sức người, sức của cho tiền tuyến. Qua hai cuộc kháng chiến, toàn huyện có 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ. Đã có 3.236 liệt sĩ, 1.751 thương binh, bệnh binh, 111 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 6 Anh hùng lực lượng vũ trang, 1 Anh hùng lao động.

Năm 1999 huyện Tiên Lữ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; một số xã cũng được tặng thưởng danh hiệu này là: Hưng Đạo, Hải Triều, Thiện Phiến, Lệ Xá, Nhật Tân, Dị Chế.

Huyện Tiên Lữ được tách ra từ huyện Phù Tiên cũ (chia thành Tiên Lữ và Phù Cừ) vào năm 1997 khi tỉnh Hải Hưng tách thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Huyện Tiên Lữ có 21 xã: An Viên, Cương Chính, Dị Chế, Đức Thắng, Hải Triều, Hoàng Hanh, Hồng Nam, Hưng Đạo, Lệ Xá, Liên Phương, Minh Phượng, Ngô Quyền, Nhật Tân, Phương Chiểu, Quảng Châu, Tân Hưng, Thiện Phiến, Thủ Sỹ, Thụy Lôi, Trung Dũng, Trung Nghĩa.

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, thành lập thị trấn Vương, thị trấn huyện lị huyện Tiên Lữ trên cơ sở diện tích tự nhiên 137,96 ha với 2.434 nhân khẩu của xã Ngô Quyền; diện tích tự nhiên 54 ha với 3.880 nhân khẩu của xã Dị Chế.

Ngày 23 tháng 9 năm 2003, các xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.

Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013, các xã Tân Hưng, Phương Chiểu, Hoàng Hanh được sáp nhập vào thành phố Hưng Yên.

Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trung tâm tàng trữ thư tịch và tài liệu Hán - Nôm lớn nhất nước ta hiện nay, với 5038 đầu sách và khoảng 30.000 đơn vị tư liệu. Kho sách này là nguồn tư liệu quý hiếm, đang được bảo quản đặc biệt còn đang lưu giữ cuốn Nguyễn tộc nguyên lưu phả hệ lược thuyết, có liệt kê tên, hiệu, quan tước, ngày kỵ húy, giỗ chạp… của họ Nguyễn của tỉnh Hưng Yên.

Tại xã Hải Triều, cùng với các di tích là đền và chùa Triều Dương thì có nhiều nhà thờ cổ của các dòng họ cư trú tại xóm Thần, làng Triều Dương trước đây để lại. Hiện nay, có ngôi nhà thờ Tổ họ Nguyễn Văn ở xóm Thần xưa hiện đã có con cháu đến đời thứ 17 sinh sống ở làng Triều Dương. Dòng họ Nguyễn đã huy động con cháu ở các tỉnh, thành trong cả nước công đức về để tôn tạo lại ngôi nhà thờ cổ đó và sẽ khánh thành vào ngày 10-3 năm Bính Thân 2016 này để thờ cúng tô tiên của dòng họ là cụ Cao Cao Tổ Nguyễn Quý Công (Thụy Phúc Khánh) ở cuối thế kỷ XV triều Hậu Lê. Đồng thời, thờ các cụ Cao Tổ Nguyễn Quý Công (Thụy Thuần Mỹ), Cụ Cao Tổ Nguyễn Quý Công (Thụy Phúc Thắng), Cụ Cao Tổ Nguyễn Thời Vi (Thụy Phúc Cổn) và 3 cụ Tổ chi là Bá đường Nguyễn Quý Công (tự nhất Lương Từ Tôn), Thúc đường Nguyễn Quý Công (tự Phúc Hiền), Quý đường Nguyễn Quý Công (tự Phúc Thố). Đồng thời còn thờ cụ Hậu Đường Nguyễn Quý Công (Thụy Chính hồn) đời thứ 5 đã có công với họ, đã hiến 4 miếng đất và 3 gian nhà lá tại xóm Thần của làng Triều Dương để làm nhà thờ họ Nguyễn tại làng. Đến đời thứ 10 lại có 1 cụ trong làng công đức thêm đất cho nhà thờ họ. Đồng thời, lập ban thờ ông trưởng tộc Nguyễn Hòe là đời thứ 14 đã chết. Lập ban thờ các anh hùng, liệt sĩ, những người có công. của dòng họ Nguyễn...

Ngôi nhà thờ này rất quan trọng bởi về lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng thì quê hương của những người trong dòng họ Nguyễn ở làng Triều Dương. Ngôi nhà thờ họ là Dương trạch của họ, cho dù họ đang sinh sống ở đâu thì ngoài Dương trạch là nơi ở hiện tại (kể cả ở trong nước hoặc nước ngoài) và âm phần (nơi an táng ông, bà, cha mẹ...) đều là quan trọng. Mọi người đều phải về cúng tổ tiên ở Dương trạch quan trọng của dòng họ là ở xóm Thần, thôn Triều Dương, xã Hải Triều, Tiên Lữ, Hưng Yên của Việt Nam.